Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

Những gì còn lại với thơ?


Cầm tập bản thảo thơ chọn của tác giả Nguyễn Tường Vĩnh tôi thật sự ngỡ ngàng khi anh bộc bạch rằng: Nhân năm nay kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh liệt sĩ mình muốn gom chọn khoảng 60 bài thơ in tập Còn lại với thơ.
Ngụ ý của anh đây là món quà đền ơn đáp nghĩa dành cho đồng chí, đồng đội đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp vẻ vang của Tổ quốc và những ai còn sống là thương binh. Đồng thời cũng để nói với mình vì chính bản thân anh cũng là thương binh nặng mà tưởng như đã vĩnh viễn ra đi sau ca phẫu thuật sọ não hi hữu từ trận đánh Tà Púc, Đường Chín, Nam Lào 1971.

Quả là một ý nghĩ hay, táo bạo, đầy tình nghĩa mà ít ai nghĩ tới điều này. Thế là anh lựa chọn trong hai tập đã in với một số bài mới viết để ra mắt tập thơ này. Trong tập thơ hầu hết viết về thương binh, liệt sĩ, về những số phận phụ nữ thiệt thòi kèm theo những lời đề tặng rất chân chân thành và đầy cảm xúc chia sẻ của anh. Đọc những bài thơ ấy, người đọc có tấm lòng nhân ái cao cả sẽ quên đi tất cả những gì mà nghệ thuật thi tứ đòi hỏi, bởi chỉ còn sự xúc động, sự thương nhớ vô bờ, sự biết ơn vô hạn đối với những người đã ngã xuống cho hôm nay đất nước thanh bình đang tiến lên hòa nhập với thế giới
Song những gì còn lại với thơ mà tôi cần tìm hiểu khai thác. Và rồi, qua những vần thơ còn nhiều trúc trắc, vần điệu còn đôi khi gượng ép, tôi đã tìm ra câu trả lời. Đó là ý chí- nghị lực- phẩm chất của người lính, những tài sản quý giá ấy sẽ còn lại mãi mãi với thơ.
Lời đề từ cuốn sách anh viết:
Công danh- địa vị- tiền tài
Trăm năm rồi cũng theo người thành tro
Những gì còn lại với thơ
Chắt chiu gìn giữ để cho riêng mình.
Đâu phải để cho riêng anh mà bạn đọc sẽ cùng được hưởng thụ đấy chứ!
Đã là thơ , dù thế nào đi nữa, cũng không thể rạch ròi chỗ nào tác giả viết về ý chí, chỗ nào là nghị lực, là phẩm chất của người lính sau chiến tranh. Tất cả đan xen vào nhau, kể cả tình yêu, tình gia đình, tình đồng đội bài nào cũng thấp thoáng những ý đẹp đẽ của anh. Thậm chí anh còn nói trực tiếp những ý nghĩ của mình về phẩm chất người lính mà chẳng cần sự hỗ trợ của những lời văn bóng bẩy, lãng mạn. Những cụm từ “thương binh, liệt sĩ, đồng đội, kỉ niệm, nghĩa tình, chân gỗ, tàn mà không phế, thương tật”… được anh nhắc lại nhiều lần khiến người đọc không thể rời khỏi chủ đề của tập thơ.
Anh viết chân thật, cảm động về những đồng đội đã hi sinh không còn tên tuổi trên bia mộ
Hàng bia không họ không tên
Khkông đơn vị, chẳng quê hương, tháng ngày…
Khiến anh chẳng biết bạn mình nằm đâu để thắp cho bạn nén hương thơm:
Ơi Tê, ơi Hiến ở đâu?
Mày nằm đâu có dãi dầu nắng sương?
Những người đã để lại một phần xương máu, một phần cơ thể mình ở chiến trường nay trở về với cuộc sống đời thường, họ là những thương binh.
Sẵn có ý chí và nghị lực, sẵn có phẩm chất cao đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ họ đã sống và làm việc không mệt mỏi để xây dựng  cuộc sống gia đình như thời họ còn cầm súng. Đa số họ đã thành công. Họ không là tỷ phú, không là ông nọ bà kia nhưng không ít người tiếp tục học hành trở thành Giáo sư, Tiến sĩ như Cao Ngọc Châu, Nguyễn Trường Thành, hay những nhà doanh nghiệp, nhà văn, nhà giáo; Lê Tất Thường, Hồ Sĩ Luyến, Nguyễn Đình Liêu, Sơn Tùng, Lê Minh, Nguyễn Minh, “Cử nhân chân gỗ” Lương Văn Điền, Trần Việt Hùng, Giám đốc Nguyễn Đình Thông… Nhưng trên hết đối với họ là gia hòa hạnh phúc, nuôi dạy con cái trưởng thành, là giữ được cái phẩm hạnh đã được hun đúc qua khói lửa của chiến tranh. Tất nhiên cũng có những người sa ngã trước sự cám dỗ của “lối sống thị trường”đến mức phải chịu án pháp luật mà đông đội có thương nhau đến mấy cũng không thể cõng anh qua cửa sắt nhà tù (Tâm sự với đồng đội)…
Với 70 tuổi đời, hai mươi năm đội mũ đem sao, bôn ba từ chiến dịch Điện Biên cho tới Khe Sanh- Đường Chín và hai bốn năm làm thầy của trường Văn hóa thương binh miền Nam (Hà Tây) đến trường cao đẳng La động- Xã hội Nguyễn Tường Vĩnh có cả một kho báu vốn sống, vốn hiểu biết. Thực tế đã cho anh nhiều suy ngẫm về nhân tình thế thái, về tương lai, về lý tưởng của con người với những giá trị tinh thần xã hội.
Mỗi ngày sống anh như thấy khỏe ra bởi  liều thuốc quý là sự yêu đời, là lạc quan, là tình đồng đội sâu nặng, là niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Chẳng thế mà anh làm thơ đều đều

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét